Tiếng OṂ được kết hợp từ ba tiếng A-U-M. Tiếng này được cho là rất thiêng game đối với nhiều tôn giáo có xuất xứ từ Ấn Độ. Tiếng OṂ được đề cập đến rất nhiều trong các kinh bản Phật giáo. Không chỉ hiện diện trong hệ thống kinh điển tiếng Sanskrit, tiếng OṂ  còn có cả trong kinh điển tiếng Pāḷi.

Tiếng OṂ là một âm thanh nhiệm mầu. Âm thanh này chứa đựng một sức cuốn hút kỳ lạ và đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ, nhà văn trong việc sáng tác của mình. Nhà văn người Đức Hermann Hesse, trong tác phẩm “Siddhartha” nổi tiếng, mà bản dịch tiếng Việt đầu tiên đặt tên là “Câu chuyện dòng sông”, đã dành trọn một chương để nói về tiếng OṂ.

Chữ OM hay AUM viết theo mẫu Devanagari là ओम्, Trung Quốc viết là 唵, và Tây Tạng ༀ. OM phát âm theo tiếng Việt là “ôm”  với âm Ô kéo dài âm.

Các biểu tượng của Chữ OM, ओम, được gọi là Omkar (ओम् – कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार có thể viết một cách khác: ओँकार (ONnkaar).

Chữ OM cũng có những tên khác như là Udgitha, Oṃkāra, Praṇava, Akṣara, Ekākṣara hay Pranava.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ OM hay AUM được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng: Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của ‘OM hay AUM’.

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa vòng tay khắc chữ kinh phật Om Mani Padme Hum.

Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.

OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM. OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này. Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ cao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau.

Hãy nhìn kỹ chữ OM, ta thấy 3 đường vòng cung, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường vòng cung được nối với nhau, diễn tả 3 tâm trạng (avastha): tỉnh (jagrat, vais vanara); mộng say ngủ (susupti). Dấu chấm và hình bán nguyệt đứng rời, diễn tả Chân Tâm là trạng thái thứ tư (turiya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái bên dưới. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẻ chỉ óc suy luận không thể tiếp cận được Chân Tâm.

Vòng cung lớn (số 1) diễn tả tâm trạng thông thường của con người, đó là hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và được xem là cầu nối giữa vòng 1 và vòng 3. Vòng số 3 cao nhất diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng con người say ngủ. Vòng này cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó gần với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng tuyệt đối chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và chế ngự 3 tầng tâm thức kia, được gọi đơn giả là “Thể thứ tư” (turiya) và là nguồn gốc của tất cả. Chỉ có những người tu hành đã vượt qua ba tâm thức thô thiển trước mới có thể tiếp cận “Thể thứ tư” này.

Chữ OM được sử dụng nhiều trong trang sức và trở thành một biểu tượng phật giáo linh thiêng, người đeo sẽ cảm thấy tâm hồn được thanh tịnh, vô lo và cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.

Nguồn: http://mixi.vn/kien-thuc/y-nghia-cua-chu-om-trong-phan-ngu-449.html

"Xin lưu ý, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và chỉ nên được coi là tài liệu tham khảo."