Có không ít người Việt đang kiếm sống bằng nghề bán vé xo so của Việt Nam tại thủ đô PhnomPenh – Campuchia. Họ đến đây vì lý do gì, cuộc sống hiện tại của họ ra sao?
Bên cạnh một số lượng người Campuchia gốc Việt có mặt đông đảo ở thủ đô Phnom Penh hiện nay, thì còn có rất nhiều người từ VN sang làm ăn, kiếm sống ở đây. Họ làm các nghề lao động tay chân, như phụ hồ, mua bán ve chai… với thu nhập ít ỏi.
Nhưng đáng chú ý Xo so An Giang, tại các quán ăn, quán cà phê… hay các tụ điểm công cộng trên các con đường ở thủ đô PhnomPenh, chúng tôi đã được gặp không ít những người từ VN sang đây, để bán những tấm vé số của các Công ty sổ số tại các tỉnh thành ở VN phát hành.
Chị Sô Panh 21 tuổi, một người bán vé số mới đến từ VN mà chúng tôi được gặp tại Quán cơm Việt nam 777 cho biết cứ 2 ngày một lần, họ từ VN sang Campuchia mang vé số của các tỉnh từ Đồng Nai trở vào để bán, chủ yếu là thủ đô PhnomPenh. Chị cho biết:
“Con tên là So panh, quê ở An giang. Gia đình con nghèo lắm, vì không có tiền nên con phải qua đây để bán vé số. Bọn con qua đây có hai mươi mấy người thôi, có người ở Tây Ninh qua, Đồng Nai qua và thành phố cũng có. Tụi con cứ lấy 2 ngày vé số rồi qua đây ngủ lại một đêm khi bán hết thì lại đi về VN. Song cũng có người họ qua đây mướn nhà ở lại luôn. Một ngày con bán lời khoảng 10 đô la, 2 ngày được 20 đô la.”
Bên cạnh những người mang vé số từ VN qua bán trong một vài ngày rồi trở lại VN, thì đa phần những người VN qua bán vé số ở Campuchia đều định cư bất hợp pháp để kiếm sống xstd lâu dài tại đây.
Campuchia tuy vậy vẫn dễ sống hơn ở VN, đó là nhận xét của anh Ngơi, một người bán vé số chúng tôi gặp ở khu vực Tô Sanh, thủ đô PhnomPenh. Theo anh Ngơi, ở VN kiếm đồng tiền khó lắm, hơn nữa lại phải làm việc rất vất vả, anh cho biết qua Campuchia chỉ cần đóng mỗi tháng một số tiền, là có thể ở lại làm ăn thoải mái. Và vì ở Campuchia nhà nước không phát hành sổ xố, nên vé số từ VN đưa qua vẫn bán được. Anh nói với chúng tôi:
“Tôi tên là Ngơi, nhà ở Châu Đốc. Bây giờ bà già tôi mất rồi nên tôi lên đây sống. Có mấy người quen rủ lên đây sống thấy dễ kiếm tiền, một tháng đóng mấy trăm là sống khỏe. Sống ở đây thấy thoải mái hơn ở VN. Ở VN khổ, làm vất vả, ở nhà tôi làm lúa một năm ba vụ. Tôi làm nghề cắt lúa, hàng ngày làm đến 11 -12 giờ mới về, vì còn phải chờ xuống lúa cho nhà máy họ xay. Tiếng Miên tôi có biết một chút, đủ để buôn bán.”
Chị Lan, quê ở tỉnh Đồng tháp cho biết, cuộc sống của những người bán vé số ở Campuchia hiện nay tương đối vất vả. Vì bất kể nắng mưa, sớm tối ai cũng phải cố gắng bằng mọi cách bán vé số cho hết. Theo chị, những người bán vé số đã lâu, có tín nhiệm thì sẽ được đại lý giao vé cho đi bán mà không phải bỏ vốn, nhưng vé số đã nhận bán thì không được trả lại. Chị Lan tâm sự:
“Quê tôi ở Đồng Tháp, bán vé số ngày lời khoảng 5 đô la. Nếu không tin thì các anh xuống chỗ người đổi vé số ở, sẽ biết và để hiểu về hoàn cảnh của những người bán vé số. Lời 5 đô la nghĩa là đã trừ đi các chi phí rồi, vì mình phải trừ chi phí nhà trọ, đóng tiền điện, tiền nước… tất cả cũng là 80 đô la rồi. Vấn đề là cuộc sống của chúng tôi thiếu kém nhiều về vật chất.”
Người phụ nữ bán vé số có tên là Nguyễn Thị Mai, 71 tuổi đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng. Qua trao đổi được biết bà Nguyễn Thị Mai có chồng là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã từ trần, bản thân bà trước đây là một ca sĩ tâm lý chiến. Ở cái tuổi ngoài 70, gần đất xa trời, nhưng bà Mai đã buộc phải lưu lạc nơi xứ người để bán những tấm vé số hòng nuôi thân. Nói về cuộc sống hiện nay của mình, bà chia sẻ:
“Tôi tên là Nguyễn Thị Mai, ở thị xã Trà Vinh, huyện Càn Long, vì hoàn cảnh nên tôi phải qua đây bán vé số. Bây giờ tôi hoàn cảnh một thân một mình, không chồng không con và không có gì cả. Tôi bán vé số buổi sáng, buổi chiều và cả buổi tối, mỗi ngày lãi chừng 20 ngàn rial (khoảng 5 đô la). Đi bán cứ mệt thì nghỉ, khỏe là đi nữa. Sáng 6h sáng là đến đây rồi, trưa về nghỉ chút xíu lại đi bán nữa, đến 8-9 h tối thì vào nhà. Không đi bán như thế không có tiền trả tiền thuê nhà, bà chủ nhà bà ấy gói đồ của mình liệng ra vỉa hè chứ.”
Tuy vậy, bà Nguyễn Thị Mai vẫn khá lạc quan với cuộc sống hiện tại, bởi vì ngoài việc bà vẫn nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh xo so mien nam, cũng như các hội đoàn người Việt ở thủ đô PhnomPenh, thì niềm tin tôn giáo cũng đã giúp cho bà vượt lên trên những khó khăn. Bà cho biết:
“Ở đây khổ cực nhưng kệ nó đi, nghèo khổ thì mình cũng phải chấp nhận, được cái tôi có giấy tờ hợp lệ nhưng cũng hết thời hạn rồi. Ở đây Hội Việt kiều họ cũng thương mình lắm, giấy tờ hết hạn nhưng có làm sao thì họ cũng bảo lãnh cho tôi, mấy lần như thế rồi. Hoàn cảnh mình như vậy thì mình phải chấp nhận. Sáng Chủ nhật tôi vẫn đi lễ nhà thờ, ở đây cũng có nhà thờ của Campuchia và VN.”
Có ai muốn qua đây để chịu vất vả như thế này đâu, chị Hồng một người ở Sài gòn mới qua Campuchia nói với chúng tôi. Theo chị, vì bất đắc dĩ mà chị phải quyết định bỏ VN để sang Campuchia hòng sinh sống, vì ở VN khó làm ăn quá. Chị nói:
“Tôi tên là Hồng, tôi mới qua đây được năm mấy à, nói tiếng Campuchia được ít lắm. Tôi sang đây cũng vì ở VN làm ăn kinh tế khó khăn, bây giờ nói chung cũng đủ sống nhưng không dư giả. Nói chung bán lãi thì cũng đủ chi dùng cho cuộc sống thôi. Ở VN khó khăn thì mình phải qua đây sống nhờ nước của bạn. Vì kinh tế khó khăn thì mình phải chấp nhận như vậy thôi, chứ ai cũng có gia đình, có con, có cháu thì ai cũng muốn ở với gia đình cho thoải mái. Chứ ai muốn đi vất vả như vậy đâu?”
Cho dù cuộc sống hiện tại ở xứ người còn có nhiều khó khăn, nhưng những người bán vé số ở PhnomPenh mà chúng tôi được gặp, ai ai cũng có một vẻ mặt tươi tỉnh và thoải mái. Và mỗi người đều ấp ủ một điều mong ước riêng cho bản thân mình.
Bà Nguyễn Thị Mai nói với chúng tôi, ước muốn của bà:
“Mong ước của tôi là có tiền vài trăm đô la để về VN xin vào nhà dưỡng lão cho có bạn bè.”
Nhà văn Tưởng Năng Tiến có viết rằng, người xưa thường nói “sảy nhà ra thất nghiệp”, nhưng hiện nay những người thất nghiệp ở VN lại phải bỏ nước ra đi để kiếm sống ở các nước khác, với các nghề làm lụng rất vất vả. Đây là điều vô cùng nghịch lý. Và câu chuyện những người Việt Nam phải sang bán vé số ở Campuchia cũng là một phần của cái nghịch lý đó.
"Xin lưu ý, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và chỉ nên được coi là tài liệu tham khảo."