Đá phạt gián tiếp là gì? Đá phạt gián tiếp là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Vậy hình thức đá phạt này có điều gì đặc biệt? Cùng linksopcastonline.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là một hình thức đá phạt trong bóng đá và cũng giống như những hình thức đá phạt khác thì đá phạt trực tiếp được thực hiện khi có sự đồng ý từ các vị trọng tài. Trọng tài sẽ xác nhận tình huống đá phạt bằng cách thổi còi và giơ tay chỉ về vị trí quả đá phạt.

Bàn thắng từ quả đá phạt này sẽ không được công nhận nếu như bóng không chạm chân vào bất cứ cầu thủ nào trước khi bay vào lưới. Tức là khi cầu thủ thực hiện đá phạt gián tiếp thì sẽ là những đường chuyền chứ không phải là những cú sút ghi bàn.

Bàn thắng từ quả đá phạt này sẽ được công nhận khi chạm vào một cầu thủ khác trước khi bay vào lưới. Chính vì điều này mà nhiều đội bóng sẽ sắp xếp 1 cầu thủ đứng gần bóng để chạm nhẹ trước khi cầu thủ thứ 2 sút mạnh bóng về phía khung thành đối thủ.

Các lỗi vi phạm xử lý đá phạt gián tiếp

Với các cầu thủ

– Khi có cầu thủ vi phạm lỗi việt vị.

– Khi có cầu thủ chơi bóng một cách nguy hiểm.

– Khi có hành vi ngăn chặn đường tiến của đội đối phương.

– Khi có hành vi ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.

– Khi có cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong luật điều 12 của FIFA.

Đá phạt gián tiếp là gì? Những điều cần biết về lỗi đá phạt gián tiếp
Đá phạt gián tiếp là gì? Những điều cần biết về lỗi đá phạt gián tiếp

Đối với thủ môn

Theo du doan bong da hom nay thủ môn cũng sẽ bị trọng tài thổi còi quyết định trao quyền đá phạt gián tiếp cho đội đối thủ nếu thủ môn vi phạm một trong những lỗi sau đây:

– Khi thủ môn bắt bóng hoặc chạm bóng từ quả ném biên về của đồng đội.

– Khi thủ môn giữ bóng quá 6 giây trong tay trước đưa bóng vào cuộc.

– Khi thủ môn bắt bóng hoặc chạm bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.

– Khi thủ môn hủ môn chạm vào bóng mà không bắt lại một cách dứt khoát trong trường hợp cầu thủ đội bạn dự định cướp bóng,

– Khi thủ môn chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.

Những quy định về đá phạt gián tiếp

Vị trí đá phạt gián tiếp

– Vị trí thực hiện đá phạt hầu là ngay vị trí phạm lỗi.

– Vị trí đá phạt cũng có thể ở bất cứ chỗ nào ở trong vòng cấm.

– Quả bóng phải được đặt tại vị trí thực hiện đá phạt trước khi được sút.

– Các cầu thủ của đội bên hưởng quả phạt phải cách vị trí đặt bóng từ 9.15m trở lên.

– Nếu cầu thủ đang đứng trên vạch giữa 2 cột dọc của cầu môn đội mình thì cầu thủ sẽ được đứng gần hơn 9,15m so với vị trí đá phạt.

Ký hiệu quả đá phạt gián tiếp từ trọng tài

Ký hiệu của trọng tài khi xác nhận đá phạt gián tiếp là giơ thẳng cánh tay lên cao và sau đó sẽ giữ nguyên tư thế này đến khi cú đá phạt được thực hiện.

>>> Ngoài ra, mời bạn vào xem thêm bảng xếp hạng của tất cả các giải đấu lớn như: bảng xếp hạng World Cup, C1, C2, Ngoại Hạng Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha…..

Quy định khi bóng đi vào khung thành trong cú đá phạt gián tiếp

Quả đá phạt phạt gián tiếp sẽ được trọng tài chính công nhận nếu trái bóng chạm vào ít nhất một cầu thủ trước khi lăn vào khung thành thì đó mới là bàn thắng hợp lệ. Sau cú sút phạt đó, nếu trái bóng bị cản lại bởi cầu thủ của đội đối phương sau đó bật ra khỏi đường giới hạn thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng quả đá phạt góc.

Còn trong trường hợp bóng không chạm vào bất kỳ cầu thủ nào mà đi thẳng vào khung thnahf thì  bàn thắng đó sẽ không được công nhận. Và thủ môn đội đối phương sẽ phát bóng lên như bình thường.

Phân biệt đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp: Bàn thắng từ quả đá phạt này sẽ được công nhận khi được đá trực tiếp vào cầu môn đội đối phương. Còn với hình thức đá phạt gián tiếp thì nó chỉ được công nhận khi đã chạm vào cầu thủ khác.

– Đá phạt trực tiếp: Sẽ được phân định khi cầu thủ phạm phải lỗi nghiêm trọng. Còn với hình thức đá phạt gián tiếp thì sẽ được phân định khi phạm các lỗi ít nghiêm trọng hơn.

– Đá phạt trực tiếp: Không thể thực hiện trong vòng cấm còn gián tiếp thì có thể thực hiện trong vòng cấm.

– Đá phạt trực tiếp: khi có tình huống phản lưới nhà thì đội bóng sẽ nhận thua. Còn với hình thức đá phạt gián tiếp thì khi có tình huống phản lưới nhà thì đội đối phương sẽ nhận được một quả phạt góc.

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về đá phạt gián tiếp là gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi liệt kê sẽ hữu ích với bạn đọc.